Gà con 1 tháng tuổi được xem là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong việc phát triển một lứa gà khỏe mạnh. Vậy nên đừng bỏ qua bài viết này, tham khảo ngay cách nuôi gà con 1 tháng tuổi hiệu quả nhé.
Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi chuẩn kỹ thuật thú y
Gà con 1 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng nhạy cảm khi mà nó được xem là yếu nhất trong nhóm thể trạng gà. Nghĩa là ở giai đoạn 1 tháng tuổi này, gà con hoàn toàn có thể nhiễm bệnh dễ dàng, từ đó dẫn tới việc chậm tăng trưởng, yếu ớt, còi cọc hay thậm chí là chết non. Do đó, nuôi gà con 1 tháng tuổi cần phải đảm bảo một số những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc.
Yêu cầu về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Vấn đề chuồng trại (bao gồm chuồng + nền)
Hãy luôn bảo đảm rằng khu vực sàn chuồng được vệ sinh và khử khuẩn đều đặn hàng tuần. Các dung dịch được khuyến cáo là Formol 2%, Crezin hoặc Hanlamid. Hành động này cần phải được làm trước 24 tiếng trước khi đưa gà con 1 tháng tuổi vào chuồng. Đồng thời đó, trong quá trình nuôi gà con 1 tháng tuổi thì cũng cần phải khử khuẩn hàng tuần để bảo đảm ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn.
Cần phải lưu ý rằng với gà con 1 tháng tuổi thì mật độ nuôi phù hợp nhất là từ 12 – 18 con trên một mét vuông. Nền chuồng cũng cần được phủ bằng trấu, đường kính dày khoảng 10 đến 15 cm. Các thiết bị như đèn sưởi, máng ăn, máng uống cũng cần phải được trang bị đầy đủ.
Vấn đề máng ăn
Ngay từ khi gà nở từ 1 – 2 ngày tuổi thì cần cho gà con tập ăn để kích thích hệ tiêu hóa và nhận thức của gà. Lúc này nên sử dụng máng ăn dạng khay nhỏ. Sau khi quan sát thấy gà thuần thục rồi thì chuyển dần sang máng tròn hoặc máng ăn dài. Lúc này hãy bố trí cho máng ăn có thành máng cao khoảng 5 – 6cm, đủ để cho thức ăn không rơi vãi ra ngoài, đồng thời gà con 1 tháng tuổi có thể tự thò cổ vào để ăn được.
Nên nhớ lượng thức ăn cung cấp là vừa đủ, không nên cho thừa vì thức ăn để lâu có thể phát sinh mầm bệnh. Có thể chia thành các bữa nhỏ trong ngày, dần dần giảm các bữa nhỏ lại và gộp thành bữa chính. Hãy ghi nhớ rằng sau khi cho gà con 1 tháng tuổi thích nghi với chuồng mới từ 2 – 3 giờ và bắt đầu cho ăn.
Vấn đề máng uống
Máng uống nước dùng cho gà cũng cần phải được thiết kế và bố trí ở một độ cao đủ để gà có thể uống nhưng không làm ướt lông. Đồng thời nước uống cũng phải là nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh. Đồng thời máng nước cũng nên bố trí gần với máng ăn để gà con tiện việc ăn no xong có thể uống nước luôn, hạn chế việc phải di chuyển quá nhiều. Ngoài ra thì có thể bổ sung thêm các chất điện giải, Vitamin C vào nước theo khẩu phần 5g/lít.
Vấn đề về nhiệt độ
Trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chăn nuôi cũng chỉ ra rằng nhiệt độ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định tới khả năng sinh trưởng của gà. Hãy luôn bảo đảm đảm rằng nhiệt độ trong chuồng không được quá nóng hoặc quá lạnh. Trong trường hợp quan sát và phát hiện thấy gà con có biểu hiện túm tụm lại xung quanh bóng đèn thì có nghĩa là nhiệt độ đang bị thấp, gà đang bị lạnh và cần tăng nhiệt ngay.
Ngược lại thì nếu như phát hiện thấy gà con tản ra quá xa so với bóng đèn, uống nước liên tục, xù lông và kêu nhiều thì hãy điều chỉnh để giảm nhiệt độ trong chuồng xuống. Đồng thời hãy linh hoạt che chắn hoặc để thông thoáng phần cót chuồng nếu như phát hiện gà con túm vào 1 góc vì bí hoặc có gió lùa.
Nhiệt độ lý tưởng nhất cho gà con 1 tháng tuổi sẽ là 29 độ từ nguồn sưởi, nhiệt độ duy trì trong chuồng dao động từ 25 đến 28 độ. Bên cạnh đó thì thời gian chiếu sáng hàng ngày khoảng 8 giờ, tần suất chiếu sáng là 2W/m2.
Phòng bệnh cho gà con 1 tháng tuổi
Đây được xem là điều đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi gà con 1 tháng tuổi. Điều này bảo đảm cho khả năng phòng bệnh cho gà, từ đó giúp gà phát triển bền bỉ, không gặp phải các bệnh gây cản trở sinh trưởng. Vậy nên, cần làm theo các điều sau:
- 3 ngày đầu sau sinh nở, cho gà uống các loại kháng sinh phòng bệnh E.Coli, viêm rốn, thương hàng, CRD,… trực tiếp thông qua đường nước uống.
- Sau 1 tuần tiến hành tiêm phòng thủy đậu bằng Lasota.
- Sau 2 tuần bắt đầu dùng kháng sinh Neomycin trộn cùng thức ăn theo tỷ lệ 1g/1kg thức ăn dạng khô.
- Sau 4 tuần thì bổ sung Lasota lần 2.
- Liên tục vệ sinh máng ăn, máng uống, xử lý nền chuồng và tường vây bằng các chất khử khuẩn để bảo đảm độ sạch sẽ cao nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Dagathomor về cách nuôi gà con 1 tháng tuổi theo chuẩn kỹ thuật của chuyên gia đầu ngành chăn nuôi. Đừng quên ghé thăm Dagathomor hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường gà đá, cùng với đó là trang bị thêm các kiến thức đá gà, kiến thức chăm sóc gà và bổ sung các trận trực tiếp đá gà mới nhất, đá gà cựa dao,…