Với bất cứ một ai sở hữu cho mình chiến kê hay các dòng gà đá dũng mãnh thì đều phải biết hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi. Điều này mang tới vô vàn những lợi ích khác nhau mà nhiều người thường bỏ qua. Cùng Dagathomor tìm hiểu chi tiết về những điều trên trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải cắt tỉa lông gà chọi thường xuyên?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đã thắc mắc khi chăm sóc gà chọi hoặc đang tìm hiểu về các hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi. Vậy nếu không thường xuyên cắt tỉa lông thì có thể mang tới những tác hại thế nào. Xem ngay một số lý do sau để biết được tầm quan trọng của việc cắt tỉa lông nhé.
Co gọn thân hình, thuận tiện chiến đấu
Hãy để ý phần lớn các chiến kê đều có bộ lông vô cùng gọn gàng, ít lòe xòe nhiều lông màu sắc sặc sỡ. Sở dĩ có điều này là bởi một chú kiến kê khi ra trận với bộ lông rậm rạp, dày và dài thì rất dễ gây ra hiện tượng vướng víu hay khó di chuyển khi chiến đấu. Mặc dù sở hữu một lớp lông dày hay đan xen vững chãi có thể giúp gà đỡ được ít nhiều những đòn tấn công của đối thủ. Thế nhưng trong trường hợp gà bị tấn công quá rát có thể khiến chúng bỏ chạy.
Sở dĩ bỏ chạy là bởi các đòn tấn công từ đối thủ có thể trực tiếp bứt lông của chúng ra khỏi da. Dần dần nhuệ khí của gà giảm và khả năng chịu đau không thể được duy trì. Ngoài ra thì việc để lông hoặc lông quá dày khiến cho quá trình om bóp, xoa thuốc không đạt được hiệu quả cao nhất. Thuốc sẽ không thể hoặc khó ngấm sâu vào bên trong da, từ đó việc om thuốc trở nên vô giá trị.
Tăng tính thẩm mỹ và dũng khí
Một chiến kê sở hữu bộ lông mượt, gọn gàng, cắt tỉa chỉnh chu và sạch sẽ chắc chắn sẽ thu hút hơn cả. Ngoài ra thì việc khoác lên mình bộ lông đã được cắt tỉa để lộ phần da giúp cho gà trở nên oai phong, dũng mãnh hơn.
Giúp gà tỏa nhiệt
Vì rằng gà chọi là gà nặng về chiến đấu, đánh đấm thế nên cường độ vận động là vô cùng lớn. Do đó việc ít lông, thoáng lông sẽ giúp chúng tỏa nhiệt được tốt hơn. Đồng thời gà cũng không có tuyến mồ hôi, vậy nên khi được tỏa nhiệt trực tiếp thông qua da sẽ giúp cho thân nhiệt của gà giảm xuống. Nhờ vậy mà hạn chế được nguy cơ gà kiệt sức hay thở dốc.
Tránh bệnh về da
Việc gà chọi có lông quá rậm rạp cũng vô tình làm tăng nguy cơ trở thành ổ chứa dịch bệnh như chấy, rận hay rệp gà. Ngoài ra thì đó cũng là ổ chứa các loại vi khuẩn nấm da, nấm mốc gây bệnh.
Hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi
Thường thì theo kỹ thuật, việc cắt tỉa lông ở các khu vực sẽ không giống nhau. Theo đó thì một bộ pháp cắt tỉa lông hoàn chỉnh nhất sẽ phân biệt 4 vùng: Đầu – cổ, nách – hông, đùi, phần bụng dưới sườn.
Cắt tỉa lông đầu – cổ
Với phần lông ở đầu và cổ thì các sư kê cần lưu ý thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bảo đảm cắt tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên tới phần lông cườm cuối cùng.
Tuyệt đối không hớt lông nhỏ, lông nhú trên đỉnh sọ và chân sọ.
Cắt sát xuống phần dưới chân lông, hạn chế cắt theo nhóm mà nên cắt từng sợi lông một để bảo đảm lông rút được đều và sạch sẽ.
Cắt tỉa phần nách – hông
Đây là khu vực được xem là hòn nhiệt khi có thể tích nhiệt cũng như giảm nhiệt nhanh nhất cho cơ thể gà. Khi chiến đấu thì nhiệt độ bên trong cơ thể gà tăng lên quá cao sẽ khiến chúng thở dốc, đứng yên hoặc nếu có chiến đấu thì cũng rất nhanh xuống sức.
Vậy nên hãy cắt chủ động phần lông từ vùng nách non xuống tới tận phao câu. Với phần hông thì căn xương nhô làm chuẩn, tỉa lông non dọc theo đường từ trong hông tới phao câu. Điều này giúp cho gà vừa giải tỏa vùng lông tích nhiệt, vừa tạo thần thái dũng mãnh hai bên.
Cắt tỉa lông đùi
Với lông đùi thì cần phải được cắt tỉa gọn gàng, sạch sẽ. Có thể giữ lại phần lông ở đùi trước, tính khoảng từ gối lên 5cm. Phần lông mao ở đùi trong thì cần tỉa gọn, sạch sẽ để thuận tiện cho việc vuốt khăn, om bóp và thoa thuốc.
Cắt tỉa phần lông lườn
Đây là công đoạn cắt lông phần bụng ở dưới lườn đặc biệt quan trọng. Bên cạnh vùng hông và nách đặc biệt quan trọng thì phần này cũng cần được tỉa thật kỹ. Hãy bảo đảm lông phần này được cắt từng sợi một, cắt đều tay và sát chân để khi lông trổ ngược vào trong được đều và đẹp.
Ngoài ra thì cần để lại một chùm lông nhỏ với số lượng ít ở phần hậu môn để che chắn gió đi vào cơ thể gà qua phần này. Đặc biệt phải giữ lại phần lông ngực để biến chúng thành áo giáp trong những lần đối đầu có thể tạo đàn hồi chặn bớt sát thương.
Lưu ý khi cắt tỉa lông gà chọi
Hãy luôn bảo đảm và ghi nhớ những điều sau khi thực hiện theo hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi:
- Không cắt hoặc hạn chế tối đa việc cắt tỉa lông gà vào mùa đông.
- Không cắt hoặc tỉa quá nhiều, vừa cắt – tỉa phải vừa quan sát.
- Không cắt tỉa lông cánh hay lông đuôi
- Bảo đảm chế độ chăm sóc da cũng như chuồng trại che chắn.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng xuyên suốt
- Tăng cường vần đòn, vần hơi, vào nghệ, rượu ngâm để da gà dày và đỏ hơn.
Về cơ bản thì các hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi không phải là quá khó, chỉ cần làm theo các bước tương ứng với từng bộ phân trên cơ thể gà là xong. Trường hợp gặp khó khăn thì có thể tham khảo các video trực tiếp để thực hành hoặc nhờ các sư kê quen tay “thiết kế”.
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới bạn đọc các hướng dẫn cách cắt tỉa lông gà chọi đơn giản, đẹp và an toàn. Ghé thăm Dagathomor ngay hôm nay để cập nhật kho kiến thức đá gà mới nhất nhé.