Kỹ thuật nuôi gà thả vườn từ A đến Z chuẩn chuyên gia

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn là một trong những kiến thức mà bất cứ người chăn nuôi nào cũng cần phải nằm lòng. Tìm hiểu ngay toàn bộ kiến thức chăn nuôi gà thả vườn từ A đến Z cùng Dagathomor ngay hôm nay.

Hiểu nhanh về mô hình nuôi gà thả vườn

Có thể với nhiều người thì những thông tin về mô hình nuôi gà thả vườn vẫn còn xa lạ hay vẫn chưa biết nuôi gà thả vườn là gì. Hiểu một cách đơn giản thì mô hình nuôi gà thả vườn là một hình thức chăn nuôi với đối tượng nuôi là gà, đồng thời ở đó cho phép gà có thể tự do, thoải mái vận động hay tìm kiếm thức ăn trong một khuôn viên rộng như thảm cỏ, bãi đất hoặc vườn.

ky thua nuoi ga tha vuon 1

Với mô hình này, gà nuôi cho ra chất lượng thịt ngon, thơm, dai tự nhiên cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời đó, gà cũng rất ít bệnh tật và giảm thiểu các vấn đề về chi phí thức ăn cũng như tiết kiệm chi phí chuồng trại, trang thiết bị. Đổi lại, để gà lớn và tăng cân đều, khỏe mạnh thì cần phải có bộ kỹ thuật nuôi gà thả vườn chuẩn.

Chuẩn bị chuồng trại – vườn chăn thả

Trong bài viết về Cách làm chuồng gà chọi tại nhà, Dagathomor đã hướng dẫn tương đối chi tiết về cách làm của các chuồng gà phổ biến nhất. Phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ nêu bật một số yêu cầu cơ bản mà chuồng trại cần phải có.

Đối với chuồng trại thì cần lưu ý sau:

  • Nền chuồng cao, kiên cố, thoáng và có thể dễ dàng vệ sinh. Không chứa nước, tích nước hay ẩm ướt. Sử dụng xi măng hoặc gạch để ghép tạo thành nền chuồng.
  • Mái che nên sử dụng vật liệu hấp thụ hoặc tản nhiệt để tránh nóng cho gà. Đồng thời mái che cũng lợp dài hơn so với tường chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt. Có thể sử dụng mái lá hoặc phên nhưng cần bảo đảm chất lượng.
  • Tường cao ít nhất từ 35 – 40cm, sử dụng lưới thép để che chắn phần trên nhằm tạo độ thông thoáng. Có thể sử dụng thêm rèm che bằng tao tải hoặc vải bạt trong mùa mưa rét.
  • Nên ngăn chuồng thành nhiều ô để tiện việc theo dõi, có thể dựng tường thấp hoặc dùng lưới thép.
  • Hạn chế tối đa việc đọng nước ở xung quanh hoặc nền chuồng bằng việc xây dựng hệ thống thoát nước.
  • Diện tích chuồng phải rộng rãi, bảo đảm mật độ nuôi tối thiểu là 10 – 12 con/m2 đối với gà con và từ 5-6 con/m2 với gà dò.
  • Bảo đảm tần suất vệ sinh, khử trùng và tiêu độc đều đặn hàng tuần và nhất là trước khi đưa gà về nuôi (làm trước khoảng 2 tuần).

Cach nuoi ga tha vuon hieu qua

Đối với vườn – bãi chăn thả thì cần lưu ý sau:

  • Cần phải có cây xanh, cây bóng mát cũng như nền vườn nên có cỏ xanh để gà có thêm nguồn thức ăn từ tự nhiên.
  • Bổ sung máng ăn, máng uống bên trong vườn, bảo đảm gà có đủ thức ăn và nước uống khi nuôi thả tự do.
  • Diện tích yêu cầu tối thiểu là từ 0,5 – 1m2/gà và được san lấp bằng phẳng, không bị tích nước, không có nhiều hàng chuột, hang rắn,…

Công đoạn thức ăn – nước uống

Hãy luôn bảo đảm ghi nhớ quá trình chăm sóc gà theo từng giai đoạn cụ thể. Phân biệt và chia quá trình này thành 3 giai đoạn: Gà con (từ 1 đến 6 tuần tuổi), gà dò (từ 7 đến 12 tuần tuổi) và gà xuất chuồng (từ 13 tuần tuổi trở lên). Vì rằng khi chia giai đoạn thì các kỹ thuật nuôi cũng là khác biệt.

Giai đoạn gà con

Đây được xem là giai đoạn nền tảng và có tính chất quyết định xem gà con có lớn mạnh hay không. Vậy nên hãy ghi nhớ các kỹ thuật sau:

  • Sử dụng lồng úm gà đã được khử trùng sạch bằng thuốc sát khuẩn, bảo đảm rèm che, cót quây và các tiết bị sưởi ấm đạt chuẩn. Tiếp đó duy trì nền nhiệt trong lồng từ 32 – 35 độ C ở tuần đầu, theo dõi quá trình phát triển và có thể giảm dần xuống ngưỡng 25 – 28 độ C ở tuần tiếp theo,…
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn bằng cám dinh dưỡng cho gà con ăn liên tục trong thời gian đầu. Có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để chắc chắn gà được tăng sức đề kháng. Đồng thời đó, bổ sung đầy đủ nước uống cho gà, bảo đảm sử dụng nước sạch.
  • Lưu ý lịch tiêm phòng triệt để các loại bệnh cho gà theo khuyến cáo của thú y. Quan sát thường xuyên và liên tục tình trạng sức khỏe của gà để có biện pháp cách ly cũng như chữa trị kịp thời.
  • Sau khi gà đủ 4 tuần tuổi thì bắt đầu đưa gà ra vườn nhằm kích thích hoạt động tìm kiếm thức ăn tự nhiên ở nền cỏ.

nuoi ga tha vuon

Giai đoạn gà dò

Tới giai đoạn này thì gà sẽ có nhịp phát triển cực kỳ nhanh cả về kích thước lẫn cân nặng. Người nuôi cần:

  • Tăng thời gian gà ở ngoài vườn để gà tự vận động, tự tìm kiếm thức ăn. Dù vậy vẫn phải bảo đảm hàm lượng cám công nghiệp đủ để gà không bị đói.
  • Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và điện giải trong những ngày nắng nóng. Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch cho gà.
  • Tiếp tục bám sát lịch tiêm phòng bệnh cho gà và quan sát quá trình phát triển để xem gà có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không,….

Giai đoạn gà xuất chuồng

Thường khi tới giai đoạn này, gà đã đạt gần đủ hoặc đủ trọng lượng cũng như kích cỡ, cân nặng cần thiết. Vậy nên người nuôi cần ghi nhớ các kỹ thuật sau đây:

  • Chủ động về thời gian thu hoạch gà, nên chọn vào mùa khô để bảo đảm cân nặng tốt nhất. Kiểm tra chất lượng thịt hoặc trứng trước khi xuất, bảo đảm không còn dư lượng thuốc hay vắc xin bên trong gà.
  • Sau khi xuất gà thì tiến hành tẩy rửa, làm sạch và khử trùng chuồng trại, các thiết bị như máng ăn, máng uống hay vườn chăn thả. Bảo đảm cho vườn thả có thời gian nghỉ để diệt khuẩn và tái tạo dinh dưỡng tự nhiên.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Dagathomor về kỹ thuật nuôi gà thả vườn chuẩn nhất theo kiến thức từ chuyên gia đầu ngành. Người chăn nuôi hoàn toàn có thể áp dụng theo các kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi gà thả vườn này để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho lứa gà của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *